I. Khái niệm ắc quy xe nâng
Ắc quy xe nâng liên quan đến hoạt động của xe nâng điện. Không nói quá khi cho rằng nó chính là trái tim của một chiếc xe nâng điện ngồi lái và xe nâng điện đứng lái, nó là thành phần đắt giá nhất trên xe.
Ắc quy xe nâng chủ yếu sử dụng các cell ắc quy a xít chì (Lead Acid Battery), nó làm nguồn khởi động của các động cơ dùng nguồn điện một chiều DC, động cơ dùng nguồn điện xoay chiều AC, động cơ đốt trong - là nguồn điện dự trữ đảm bảo cung cấp điện liên tục trong khoảng thời gian nhất định.
- Bình ắc quy xe nâng nói riêng và bình điện nói chung là các cell ắc quy có vỏ nhựa và bên trong là các ngăn riêng. Số ngăn tùy thuộc vào điện áp định mức bình:
+ Ắc quy 6V thường 3 ngăn (2,1V/1Cell)
+ Ắc quy 12V thường 6 ngăn (2,1V/1Cell)
II. Cấu tạo cơ bản của ắc quy
1. Cấu tạo
- Vỏ bình:
+ Chế tạo từ các loại nhựa ebonit, axphantopec.
+ Để tăng độ bền vững và khả năng chịu axit, người ta ép vào bên trong bình một lớp lót chịu axit dày 0,6 mm bằng poluclovinlim > tăng tuổi thọ vỏ bình.
+ Phía trong vỏ chia thành những vách ngăn riêng biệt, ở đáy mỗi ngăn có 4 sống đỡ khối bản cực tạo thành khoảng trống > tránh được hiện tượng chạm chập do sunfat lead tạp ra khi xả.
+ Các ngăn ắc quy được nối tiếp với nhau bằng cầu nối > bình battery.
- 2 Điện cực +, - từ Cell đầu và Cell cuối battery.
- Dung dịch điện phân: H2SO4 và nước.
Tấm lưới điện cực: Tạo độ bền cần thiết cho điện cực, mặt khác nó tập trung dòng điện > giảm điện trở cho điện cực.
- Mỗi ngăn (Cell) gồm vài điện bản cực âm và dương, từ chì nguyên chất và oxit chì có độ xốp và độ bền cao > điện dung ắc quy lớn + tuổi thọ đảm bảo.
- Khối bản cực và xen kẽ cách điện với nhau qua qua tấm ngăn có độ xốp cao. Các bản cực cùng loại (+, -) được hàn vào vấu cực theo số lượng quy định và tạo thành khối bản cực.
Cấu tạo ắc quy xe nâng
2. Nguyên lý hoạt động của ắc quy xe nâng
Nạp điện
Quá trình phóng/xả điện: diễn ra nếu như giữa hai cực ắc quy có một thiết bị tiêu thụ điện, ta đổ dung dịch axit sunfuric vào các ngăn bình thì trên các bản cực sẽ sinh ra lớp mỏng chì sunfat (PbSO4). Vì chì tác dụng với axit theo phản ứng:
PbO + H2SO4 → PbSO4 + H2O
Đem nối nguồn điện một chiều vào hai đầu cực của ăc quy thì dòng điện một chiều được khép kín qua mạch ắc quy và dòng điện đi theo chiều: Cực dương của nguồn một chiều → Dung dịch điện phân → Đầu cực 2 của ắc quy → Cực âm của nguồn một chiều. Dòng điện một chiều sẽ làm cho dung dịch điện phân phân ly:
H2SO4 → 2H+ + SO42- Tại cực âm, Cation H+ theo dòng điện đi về phía bản cực nối với âm nguồn điện và tạo thành phản ứng tại đó:
2H+ + PbSO4 → H2SO4 + Pb
Tại cực dương, Các anion SO42- chạy về phía chùm bản cực nối với dương nguồn điện và cũng tạo thành phản ứng tại đó:
PbSO4 + H2O + SO42- → PbO2 + 2H2SO4
Từ các phản ứng hóa học trên ta thấy quá trình nạp điện đã tạo ra lượng axit sunfuric bổ sung vào dung dịch điện phân, đồng thời trong quá trình nạp điện dòng điện còn phân tích ra trong dung dịch điện phân khí hydro (H2) và oxy (O2), lượng khí này sủi lên như bọt nước và bay đi.
Do đó nồng độ của dung dịch điện phân trong quá trình nạp điện được tăng lên. Ắc quy được coi là đã nạp đầy khi quan sát thấy dung dịch sủi bọt đều (gọi đó là hiện tượng sôi). Lúc đó ta có thể ngắt nguồn nạp và xem như quá trình nạp điện cho ăc quy đã hoàn thành 95-98%.
Phóng điện
Nối hai bản cực của bình ắc quy xe nâng đã được nạp điện với một phụ tải, ví dụ như một bóng đèn thì năng lượng tích trữ trong ắc quy sẽ phóng qua tải, làm cho bóng đèn sáng. Dòng điện của ắc quy sẽ đi theo chiều: Cực dương của ắc quy (đầu cực đã nối với cực dương nguồn nạp) → Tải (bóng đèn) → Cực âm của ắc quy → Dung dịch điện phân → Cực dương của ắc quy. Quá trình phóng điện của ắc quy, phản ứng hoá học xảy ra trong ắc quy như sau:
Tại cực dương: PbO2 + 2H+ + H2SO4 +2e → PbSO4 + 2H2O
Tại cực âm: Pb + SO42- → PbSO4 + 2e
Như vậy khi ắc quy phóng điện, chì sunfat lại được hình thành ở hai bản cực, làm cho các bản cực dần trở lại giống nhau, còn dung dịch axit bị phân thành cation 2H+ và anion SO42- , đồng thời quá trình cũng tạo ra nước trong dung dịch, do đó nồng độ của dung dịch giảm dần và sức điện động của ắc quy cũng giảm dần.
Kết thúc quá trình nạp thì ắc quy trở lại trạng thái ban đầu: Cực dương gồm: PbO2, cực âm là Pb.
Nguyên lý hoạt động của ắc quy xe nâng
3. Kinh nghiệm lựa chọn bình ắc quy xe nâng:
Để lựa chọn đươc bình ắc quy xe nâng chất lượng tốt, bạn cần lưu ý 1 số điều sau:
- Chọn theo đúng kích thước và dung lượng bình: với mỗi dòng xe nâng thì phần thiết kế và lắp đặt ắc quy lại hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như xe nâng điện đứng lái sẽ sử dụng bình khác so với xe ngồi lái.
- Mỗi loại bình ắc quy xe nâng lại có công suất, kích thước, hiệu điện thế và hộc chứa bình khác nhau. Trước khi mua, bạn nên lấy bình cũ ra để đo đạc chính xác rồi mới mua bình mới thay thế.
- Chọn ắc quy xe nâng điện chính hãng, rõ ràng nguồn gốc: Đây là việc cực kỳ quan trọng bởi chất lượng của bình xe nâng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất của xe nâng. Bên cạnh đó, bình kém chất lượng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, gây tai nạn hoặc dễ bị hỏng sạc, rút ngắn thời gian sử dụng,…
- Chế độ giao hàng và bảo hành: chế độ bảo hành cũng là một điều cần lưu ý. Bởi ắc quy xe nâng có giá trị cao và là phụ tùng xe có tính tiêu hao nên thời gian sử dụng lâu dài phụ thuộc vào người sử dụng. Bạn nên chọn dòng sản phẩm có thời gian bảo hành lâu dài để đảm bảo chất lượng và tiết kiệm chi phí.
4. Các lưu ý khi sử dụng bình acquy xe nâng:
Để tăng tuổi thọ của ắc quy xe nâng bạn cần lưu ý các vấn đề sau khi sử dụng:
- Tránh nâng quá tải trọng quy định bởi sẽ làm giảm tuổi thọ của ắc quy xe nâng nhanh chóng.
- Tránh để ắc quy xe nâng quá nóng sẽ dễ gây hư hỏng, luôn giữ nhiệt độ của acquy dưới 50 độ C
- Giữ mực nước trong bình chứa ở mức phù hợp, đổ đầy bình nếu thấy lượng nước giảm xuống dưới mức quy định.
- Không để bình gần nơi dễ cháy, gần lửa.
- Luôn giữ bình sạch và khô ráo để tránh bị ăn mòn, rò rỉ.
- Sau khi sử dụng, không nên cắm xạc ngay. Cần cho bình ắc quy xe nâng nghỉ khoảng 30 – 60 phút giúp hạ nhiệt độ của ắc quy. Rồi mới tiến hành cắm nạp ắc quy.
- Vị trí nạp ắc quy cần thoáng mát, và chống loài động vật gặm nhấm phá hoại.
- Khoảng 7 – 10 ngày cần mở toàn bộ nắp của tất cả các hộc (cell) trong quá trình nạp điện.
5. Cách bảo quản bình ắc quy xe nâng:
Để bảo quản ắc quy xe nâng được tốt nhất, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Trước khi mang đi cất cần nạp điện đầy bình ắc quy
- Không để bất cứ vật gì trên bề mặt của acquy.
- Mỗi tháng nên nạp ắc quy bổ sung 1 lần
- Kiểm tra mực nước trong ắc quy thường xuyên. Luôn đảm bảo mực nước cao hơn mặt cực khoảng 30mm. Chỉ được sử dụng nước cất để thêm vào bình.
- Mỗi lần nạp điện cần phải nạp đầy, nạp acquy ngay khi ắc quy dưới 20% điện. Tránh dùng đến khi cạn mới nạp sẽ nhanh hỏng bình.
- Nạp bình bằng máy ắc quy có dòng nạp bằng 1/10 dung dịch trên vỏ bình. Khi nạp không đậy nắp các ngăn. Lắp đúng cực của ắc quy khi nạp.
- Nhiệt độ ắc quy trong lúc nạp nên đảm bảo dưới 50 độ C. Nên nạp bình nơi thoáng mát.
- Thường xuyên lau chùi vệ sinh, làm khô bình và đậy kín nắp trước khi lắp vào xe nâng. Nên bôi thêm lớp mỡ bảo vệ ở cọc bình để không bị axit ăn mòn.
Với hơn 10 năm kinh doanh xe nâng, bình điện, máy nạp. XENANGTAIDAY.COM chuyên tư vấn bình điện, máy nạp phù hợp với nhu cầu sử dụng của Quý Khách. Ngoài ra XENANGTAIDAY.COM cung cấp bình điện, máy nạp chất lượng cao, giá bình điện cạnh tranh, giá tốt. Cung cấp dịch vụ bảo trì ắc quy xe nâng, sửa chữa xe nâng tận nơi.
Liên hệ hotline 0983 446 248 – 0905700 499 (Điện thoại + Zalo) để tư vấn Acquy và báo giá ngay. Cam kết giá ắc quy xe nâng cạnh tranh.